Sách Tâm lý - Giáo dục
Review Sách Tâm lý - Giáo dục
-
[Review Sách] Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi
Suy nghĩ đầu tiên của tôi khi viết bài cảm nhận cuốn sách này chính là phúc lành. Bởi đây là cuốn sách tôi dự định sẽ đọc, nhưng chưa kịp mua thì đã được một người chị tốt bụng tặng lại. Thông thường, tôi có ý nghĩ những cuốn sách được tặng, không mất tiền mua thì không hẳn chỉ dành riêng cho bản thân. Nếu đó là cuốn sách giá trị, đáng đọc thì trách nhiệm của tôi là chia sẻ cảm nghĩ về cuốn sách ấy để nhiều bạn đọc biết đến hơn. “Con đường chẳng mấy ai đi” của Tiến sĩ M. Scott Peck (ông tốt…
-
[Review Sách] Học sâu
“Học sâu” của tác giả Kieran Egan được mô tả là “một cải tiến đơn giản có thể biến đổi việc dạy và học ở trường”. Sau khi đọc xong cuốn sách, tôi nhận thấy phong cách học tập này có tiềm năng trở thành sự thật nếu được đem áp dụng vào thực tế. Ngược lại với học sâu: học nông “Học nông” là khái niệm đối lập với Học sâu. Người học nông thường có dấu hiệu là thu thập rất nhiều thông tin, ham thích nói hơn là lắng nghe và tự tin thái quá với vốn kiến thức, nhận thức chủ quan của bản thân.…
-
[Review Sách] Bẫy hạnh phúc – Ngừng vật lộn và bắt đầu sống
Sau bài review cuốn “Thoát khỏi tâm trí và bước vào cuộc sống” của tác giả Steven C. Hayes và Spencer Smith (dịch giả Nguyễn Ngọc Ưu), tôi tiếp tục trở lại với bài review cuốn sách “Bẫy hạnh phúc – Ngừng vật lộn và bắt đầu sống” từ tác giả Russ Harris (dịch giả Nguyễn Khánh Chi, Nguyễn Phương Anh). Trong tác phẩm này, tác giả Russ Harris đã trình bày những định kiến chủ quan khiến chúng ta bị hạnh phúc “bẫy” và lối thoát khi thực hành liệu pháp ACT (Acceptance and Commitment Therapy – Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết). Tôi nghĩ đây là một…
-
[Review Sách] 7 Định luật giảng dạy
Tôi nhận thấy cuốn sách “7 Định luật giảng dạy” từ tác giả John Milton Gregory (Saralen Trần – Huệ Anh dịch) tuy ngắn gọn nhưng thiết thực và hữu ích với những ai hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Giảng dạy vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật- nghe qua có lẽ bạn và tôi đã ấn tượng những mỹ từ này hàm ý có quá nhiều điều cần tìm hiểu, suy ngẫm, trải nghiệm. Nhưng nếu chìm ngập trong mớ lý thuyết (và tin hoàn toàn vào lý thuyết) thì bạn sẽ bị chán nản và trở nên sợ hãi việc thực hành…
-
[Review Sách] Dẫn luận về hạnh phúc
“Dẫn luận về hạnh phúc” của Daniel M. Haybron trong bộ “Dẫn luận về con người” (gồm 04 cuốn: “Dẫn luận về hạnh phúc”, “Dẫn luận về tình yêu”, “Dẫn luận về trí nhớ”, “Dẫn luận về tính dục”). Nằm trong chuỗi tác phẩm dẫn luận của Đại học Oxford, tôi nhận thấy cuốn sách mang đến hiểu biết căn bản về một chủ đề thú vị có sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, tính tự chủ và sự tự do: Hạnh phúc. Nội dung chính Với nội dung 8 chương kèm theo phần tài liệu tham khảo và đọc thêm, tác giả Daniel M. Haybron…
-
[Review Sách] “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” và “Hiện diện bên con”
Thương con nhưng con vẫn hư? Nghiêm khắc với con, nhưng con vẫn hỏng? bậc cha mẹ có thể tham khảo cuốn sách “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” của tác giả Susan Tiffelman. Với “Hiện diện bên con”, sách không những giúp các bậc cha mẹ hiểu bản chất của giáo dục con mà còn giúp họ đối diện với những tổn thương bên trong của chính mình. NUÔI CON BẰNG TRÁI TIM TỈNH THỨC Tựa đề “trái tim tỉnh thức” khiến tôi ấn tượng. Tôi cảm nhận đây là hướng đan xen giữa tình thương và hiểu biết, giữa yêu và hiểu con và cũng là yêu,…
-
[Review Sách] Giáo dục không trừng phạt
Cuốn sách “Giáo dục không trừng phạt” của tác giả Thomas Gordon không dừng lại ở việc “bắt bệnh” mà còn “kê đơn” cho sự nhầm lẫn giữa kiểm soát và giáo dục khi nuôi dạy con trẻ. Tôi nghĩ đây là một trong số các cuốn sách mà cha mẹ và các nhà giáo dục không nên bỏ qua. Khao khát kiểm soát con bằng “thưởng – phạt” Mục đích của “Giáo dục không trừng phạt” là “Khuyến khích trẻ tự giác kỷ luật”. Để uốn nắn, trẻ em cần bị kỷ luật và người lớn thường hay dựa vào lý do đó để trừng phạt với ham…
-
[Review Sách] Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta
“Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta” (The Shallows) của tác giả Nicholas Carr từng được đề cử giải Pulitzer. Sau khi đọc cuốn sách, tôi cũng muốn được đề cử đến bạn thông qua bài review. Là một người đã và đang nhận được nhiều ích lợi từ Internet, tôi không tẩy chay Internet và các thiết bị công nghệ một cách cực đoan. Internet giúp đỡ tôi nhiều trong công việc và hoạt động giải trí. Nếu không có Internet, chưa chắc có blog để tôi thỏa niềm đam mê viết lách (vì nếu viết tay, chữ tôi rất khó đọc) và cũng…
-
[Sách+Giáo dục] 10 năm Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm
Nhóm Cánh Buồm và Nhà xuất bản Tri Thức vừa phối hợp tổ chức Hội thảo 10 năm Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm và giới thiệu sách “Luyện trí năng cho học sinh”. Hành trình một thập kỷ Ra đời từ khoảng cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm mang sứ mệnh giới thiệu đến độc giả Việt Nam những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Dù đây là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhưng giàu ý nghĩa nên nhóm dịch giả gồm cố nhà giáo Phạm Toàn, dịch giả Hoàng Hưng, dịch giả…
-
[Review Sách] Dạy con trong “hoang mang” (tập II)
Sau khi đọc xong cuốn “Dạy con trong hoang mang” (tập I), tôi đã tìm đọc cuốn sách “Dạy con trong hoang mang” (tập II). Điểm khiến tôi thích ở hai cuốn sách này là những bài học mang tính gợi mở. Tôi nghĩ làm người chưa bao giờ là dễ và làm người đi giáo dục người khác thì lại càng gian nan. Những cảm nhận của tôi trong bài viết này mang tính cá nhân, có thể sẽ không phản ánh đúng và đầy đủ điều tác giả muốn truyền đạt. Do đó, bạn nên trực tiếp tìm đọc sách để có trải nghiệm trọn vẹn hơn. Cuốn…