Giáo dục
Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm Hoàng Nam tích lũy, học hỏi được trên hành trình hoạt động giáo dục
-
[Giáo dục] Cẩn trọng khi đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội
Với mong muốn lưu giữ và chia sẻ những khoảnh khắc đáng yêu hay những kỷ niệm của con cháu, nhiều người đã thường xuyên đăng tải hình ảnh con trẻ lên mạng xã hội mà không biết điều đó có thể tiềm ẩn rủi ro và nguy hại cho trẻ. Thận trọng khi chia sẻ hình ảnh trẻ em Trên hành trình nuôi dạy con, hiếm có sự vui sướng nào sánh được khi cha mẹ chứng kiến con mình trưởng thành và mong muốn được lưu giữ những khoảnh khắc đó cũng là nhu cầu chính đáng. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, những kỷ niệm ngày…
-
[Giáo dục] Khi con hay chống đối
Cha mẹ sẽ hết sức kinh ngạc nếu một ngày đứa con ngoan ngoãn, biết nghe lời đột nhiên cãi lời, “bật” lại cha mẹ và có thái độ chống đối. Trong trường hợp này, cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, bởi có thể đằng sau hành vi chống đối, con đang gặp phải những vấn đề cần được chia sẻ, giúp đỡ. Khi con cứ “bật tanh tách” Trẻ em ngày nay được học tập trong điều kiện thuận lợi, biết ngoại ngữ sớm, tiếp xúc với nguồn thông tin đa chiều, phong phú trên Internet. Vì vậy, các em thường bộc lộ cá tính rất…
-
[Chia sẻ] Danh mục sách khuyến đọc
Sách vở ngày nay có rất nhiều nhưng chúng ta lại không thể đọc hết. Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức, tôi xin được chia sẻ danh mục sách nền tảng để bạn đọc tham khảo cho bản thân và gia đình: – Bộ sưu tập 100 cuốn sách nền tảng nên đọc (nguồn: Book Hunter) – Danh mục khuyến nghị đọc của Thư viện tự lập (nguồn: Thư viện tự lập): – Danh mục sách Nhã Nam dành cho tiểu học và trẻ từ 6 tuổi trở lên (nguồn: Thư viện tự lập): – Từ điển sách hay dành cho trẻ các lứa tuổi (nguồn: Sách…
-
[Chia sẻ] Chuyện nhận học sinh
Thời gian vừa qua, tôi nhận được thêm những lời gửi gắm con từ các bậc phụ huynh. Dù cảm thấy bản thân mình may mắn và trân trọng những lời nhờ cậy đó, tôi vẫn chưa có đủ quỹ thời gian để nhận tất cả các bạn học sinh mới. Tôi khá áy náy vì các anh, chị phụ huynh ngỏ lời đều lớn tuổi hơn tôi, quan tâm đến giáo dục và chân thành. Nên tôi quyết định sẽ viết đôi dòng để chia sẻ tâm sự. Bài viết này cũng là lời xin lượng thứ từ tôi khi chưa thể đáp lại được mong muốn tìm kiếm…
-
[Sách+Giáo dục] 10 năm Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm
Nhóm Cánh Buồm và Nhà xuất bản Tri Thức vừa phối hợp tổ chức Hội thảo 10 năm Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm và giới thiệu sách “Luyện trí năng cho học sinh”. Hành trình một thập kỷ Ra đời từ khoảng cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm mang sứ mệnh giới thiệu đến độc giả Việt Nam những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Dù đây là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhưng giàu ý nghĩa nên nhóm dịch giả gồm cố nhà giáo Phạm Toàn, dịch giả Hoàng Hưng, dịch giả…
-
[Giáo dục] Nhận biết và phòng ngừa ý định tự sát ở trẻ
Đối mặt với áp lực học tập, những kỳ vọng vượt quá khả năng, những mất mát, khủng hoảng hoặc chứng trầm cảm có thể khiến trẻ xuất hiện ý nghĩ tự sát. Nếu không được quan tâm giúp đỡ kịp thời, ý tưởng của các em có thể trở thành hành vi cụ thể. Để kịp thời nhận biết và phòng ngừa hành vi tự sát ở con trẻ, cha mẹ nên chủ động trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Vấn nạn đáng báo động Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố, trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên…
-
[Giáo dục] Cho trẻ học võ cha mẹ cần chú ý điều gì?
Võ thuật là hình thức rèn luyện thân thể, tâm trí, có giá trị ứng dụng trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, khi quyết định cho con học võ, cha mẹ cần dành thời gian tìm hiểu, chọn lựa kỹ càng. Để con học võ vui, khỏe Võ thuật mang đến những lợi ích cụ thể cho người tập luyện: như gia tăng sức khỏe, tính bền bỉ, kiên trì, lòng can đảm và tinh thần tự lập. Ngày nay, tập võ còn có thêm khả năng giúp trẻ tạm rời xa các thiết bị công nghệ và lối sống khép kín, ngại ra ngoài. Ðược trang bị hành…
-
[Chia sẻ + Giáo dục] Chuyện học
Bài viết này chia sẻ lại suy nghĩ của tôi về việc học tập. Trong quá trình học và dạy học rồi lại tiếp tục học, tôi thường quan sát cách mọi người xung quanh và bản thân học. Nguồn nguyên liệu từ thực tế này giúp tôi suy nghĩ về việc học nhiều hơn. Tôi nhận thấy nếu học mà không suy nghĩ thì thực sự khá lãng phí và đáng tiếc. Có lẽ “học” thường được hiểu một cách chung chung, nhưng tôi nghĩ bản chất giữa giáo dục và đào tạo của việc học nên được xác định rõ ràng. Giáo dục hướng đến khai phóng tiềm…
-
[Giáo dục] Giúp con biết tự bảo vệ bản thân
Mùa hè, phần lớn là trẻ nghỉ ngơi ở nhà nhưng cũng có một số trẻ đã đến trường hoặc các trung tâm để tham gia các câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu. Đây cũng là khoảng thời gian “vàng” cha mẹ cần quan tâm, hướng dẫn, trang bị các kiến thức/ kỹ năng sống cho trẻ, giúp con nắm được kiến thức, kỹ năng, chủ động phòng ngừa và ứng phó trong mọi tình huống nguy hiểm. Môi trường tiềm ẩn sự nguy hiểm Tôi đã chứng kiến những tình huống tiềm ẩn rủi ro như: Có trẻ để cửa nhà mở và chạy đi chơi với bạn.…
-
[Giáo dục] Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ: “Phòng hơn chữa”
Xã hội hiện đại với đầy đủ tiện nghi đang giúp trẻ em có đời sống vật chất đầy đủ, thuận lợi hơn. Tuy nhiên cha mẹ đừng quên để con phát triển lành mạnh thì cần đảm bảo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Sức khỏe tinh thần là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng.…