-
[Chia sẻ] Chuyện nỗi buồn
Ngoài tập quyền, tập kiếm thì viết lách cũng là một trong những cách giúp tôi khuây khỏa hơn. Điều tôi chia sẻ trong bài viết này có lẽ ý nghĩa với tôi. Nhưng sẽ vô nghĩa, thậm chí đôi khi là vô lý đối với một số bạn đọc. Dù vậy, là con người, tôi cũng có những cảm nhận riêng mình và có nhu cầu bộc bạch cảm nhận ấy theo cách mà tôi nghĩ rằng sẽ ít làm phiền đến người khác nhất: viết. Nỗi buồn của tôi bắt nguồn từ việc tôi đi theo lý tưởng của mình trong khi một số người bạn thân không…
-
[Review Phim] Warrior (Giang hồ phố Hoa)
Kể từ đợt dịch Covid, sau khi xem xong loạt phim “Itaewon Class” (Tầng lớp Itaewon) tôi không xem thêm phim dài tập nào khác. Tôi thích những phim điện ảnh ngắn tập hơn vì nội dung cô đọng và không cần tốn quá nhiều thời gian để xem. Thú thực tôi thuộc nhóm thích làm gì đó với đời mình hơn là xem người khác sống đời họ theo kịch bản trên màn ảnh. Nhưng năm nay, tôi lại xem tiếp một series phim dài tập khác có tên “Warrior” (Giang hồ phố Hoa). Đến năm 2024 thì phim đang dừng ở mùa 3. Tôi cảm thấy “Warrior” đáng…
-
[Chia sẻ] Chuyện cơn bão
Cơn bão Yagi là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào Hà Nội mà tôi được chứng kiến kể từ khi sinh ra. Lần đầu tiên tôi thấy mực nước sông Hồng dâng sát cầu Long Biên đến thế, cũng lần đầu tiên tôi thấy những hàng cây lâu năm bị gió mưa quật đổ. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng thấy được sự tàn phá khi bão quét qua Quảng Ninh, Hải Phòng và một số nơi khác. Cơn bão cũng cho tôi thấy thêm đôi điều về con người. Những điều tôi thấy có lẽ không mới mẻ gì, nhưng tôi nghĩ đáng để…
-
[Review Sách] Học sâu
“Học sâu” của tác giả Kieran Egan được mô tả là “một cải tiến đơn giản có thể biến đổi việc dạy và học ở trường”. Sau khi đọc xong cuốn sách, tôi nhận thấy phong cách học tập này có tiềm năng trở thành sự thật nếu được đem áp dụng vào thực tế. Ngược lại với học sâu: học nông “Học nông” là khái niệm đối lập với Học sâu. Người học nông thường có dấu hiệu là thu thập rất nhiều thông tin, ham thích nói hơn là lắng nghe và tự tin thái quá với vốn kiến thức, nhận thức chủ quan của bản thân.…
-
[Chia sẻ] Chuyện nguồn cội
Có nhiều điều để nói về nguồn cội. Nhưng tôi thích tiếp cận theo cách đơn giản nhất: nguồn cội là một phần của chúng ta, cũng như chân và tay. Tuy nhiên vì khó nhìn thấy, cảm thấy nên đôi khi chúng ta lãng quên mất điều này. Có một điều khá thú vị là một bộ phận những bạn trẻ trí nhớ tốt thường quên trong khi những người lớn tuổi vốn hay than vãn về sự đãng trí thì lại nhớ rất rõ. Vậy nguồn cội, đôi khi được đồng nhất với quá khứ thì có liên quan gì? (hay thiết thực hơn, có ích lợi gì?)…
-
[Giáo dục] Cẩn trọng khi đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội
Với mong muốn lưu giữ và chia sẻ những khoảnh khắc đáng yêu hay những kỷ niệm của con cháu, nhiều người đã thường xuyên đăng tải hình ảnh con trẻ lên mạng xã hội mà không biết điều đó có thể tiềm ẩn rủi ro và nguy hại cho trẻ. Thận trọng khi chia sẻ hình ảnh trẻ em Trên hành trình nuôi dạy con, hiếm có sự vui sướng nào sánh được khi cha mẹ chứng kiến con mình trưởng thành và mong muốn được lưu giữ những khoảnh khắc đó cũng là nhu cầu chính đáng. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, những kỷ niệm ngày…
-
[Review Sách] Bẫy hạnh phúc – Ngừng vật lộn và bắt đầu sống
Sau bài review cuốn “Thoát khỏi tâm trí và bước vào cuộc sống” của tác giả Steven C. Hayes và Spencer Smith (dịch giả Nguyễn Ngọc Ưu), tôi tiếp tục trở lại với bài review cuốn sách “Bẫy hạnh phúc – Ngừng vật lộn và bắt đầu sống” từ tác giả Russ Harris (dịch giả Nguyễn Khánh Chi, Nguyễn Phương Anh). Trong tác phẩm này, tác giả Russ Harris đã trình bày những định kiến chủ quan khiến chúng ta bị hạnh phúc “bẫy” và lối thoát khi thực hành liệu pháp ACT (Acceptance and Commitment Therapy – Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết). Tôi nghĩ đây là một…
-
[Review Sách] Khả năng cải thiện nghịch cảnh
Tôi ấn tượng với tác giả Nassim Nicholas Taleb bởi ông là một trong số hiếm những con người tư duy thực có mong muốn nói thực về thế giới thực. Các tác phẩm như “Thiên nga đen”, “Trò đùa của sự ngẫu nhiên”, “Da thịt trong cuộc chơi” và lần này là “Khả năng cải thiện nghịch cảnh” đều mang dấu ấn như vậy. Trước thời đại thông tin bạt ngàn, sách báo lan tràn như hiện nay thì chất lượng quan trọng hơn số lượng. Bằng sự thông minh, lòng can đảm và chút hóm hỉnh, tác giả Taleb đã gửi đến độc giả những thông tin…
-
[Review Sách] 7 Định luật giảng dạy
Tôi nhận thấy cuốn sách “7 Định luật giảng dạy” từ tác giả John Milton Gregory (Saralen Trần – Huệ Anh dịch) tuy ngắn gọn nhưng thiết thực và hữu ích với những ai hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Giảng dạy vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật- nghe qua có lẽ bạn và tôi đã ấn tượng những mỹ từ này hàm ý có quá nhiều điều cần tìm hiểu, suy ngẫm, trải nghiệm. Nhưng nếu chìm ngập trong mớ lý thuyết (và tin hoàn toàn vào lý thuyết) thì bạn sẽ bị chán nản và trở nên sợ hãi việc thực hành…
-
[Review Sách] Kinh Dịch: Đạo Của Người Quân Tử
Cuốn “Kinh Dịch: Đạo Của Người Quân Tử” của tác giả Nguyễn Hiến Lê là một món quà tôi được tặng. Ngẫm lại thì nhân duyên giữa sách và tôi khá thú vị: ban đầu tôi được một người bạn giới thiệu, sau đó được một người bạn khác tặng. Mặc dù đã có cuốn “Kinh Dịch trọn bộ” của tác giả Ngô Tất Tố (cuốn này đến với tôi trong một nhân duyên khác: nhà sách nhầm đơn nên bù lại) tôi nhận thấy “Kinh Dịch: Đạo Của Người Quân Tử” là tài liệu căn bản, nên tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về Kinh Dịch để…