Sách Tâm lý - Giáo dục
Review Sách Tâm lý - Giáo dục
-
[Sách+Giáo dục] 10 năm Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm
Nhóm Cánh Buồm và Nhà xuất bản Tri Thức vừa phối hợp tổ chức Hội thảo 10 năm Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm và giới thiệu sách “Luyện trí năng cho học sinh”. Hành trình một thập kỷ Ra đời từ khoảng cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm mang sứ mệnh giới thiệu đến độc giả Việt Nam những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Dù đây là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhưng giàu ý nghĩa nên nhóm dịch giả gồm cố nhà giáo Phạm Toàn, dịch giả Hoàng Hưng, dịch giả…
-
[Review Sách] Dạy con trong “hoang mang” (tập II)
Sau khi đọc xong cuốn “Dạy con trong hoang mang” (tập I), tôi đã tìm đọc cuốn sách “Dạy con trong hoang mang” (tập II). Điểm khiến tôi thích ở hai cuốn sách này là những bài học mang tính gợi mở. Tôi nghĩ làm người chưa bao giờ là dễ và làm người đi giáo dục người khác thì lại càng gian nan. Những cảm nhận của tôi trong bài viết này mang tính cá nhân, có thể sẽ không phản ánh đúng và đầy đủ điều tác giả muốn truyền đạt. Do đó, bạn nên trực tiếp tìm đọc sách để có trải nghiệm trọn vẹn hơn. Cuốn…
-
[Review Sách] Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm
Với sự phát triển của công nghệ thông tin kèm theo nhiều thú vui hấp dẫn, có lẽ con đường đọc sách đã, đang và vẫn luôn “gian nan vạn dặm”. Nhưng tôi tin sẽ luôn có người tình nguyện bước đi trên con đường ấy. Vì sao ai cũng biết tập thể dục là tốt nhưng lại không thường xuyên tập thể dục? Vì sao ai cũng biết đọc sách là tốt nhưng lại không thường xuyên đọc sách? Tôi nghĩ điều người ta thường nói và điều người ta thích làm không giống nhau. Giữa phấn đấu để trở nên hoàn thiện hơn trong tương lai và…
-
[Review Sách] “Nhận diện 5 tổn thương” & “Chữa lành 5 tổn thương”
Bộ sách gồm 2 cuốn: “Nhận diện 5 tổn thương” & “Chữa lành 5 tổn thương” của tác giả Lise Bourbeau sẽ là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình khám phá và hồi phục tổn thương bên trong của bạn. Bài review của tôi gồm có 2 phần. Phần 1 chia sẻ cảm nghĩ của tôi về cuốn sách “Nhận diện 5 tổn thương” và phần 2 về cuốn “Chữa lành 5 tổn thương”. Phần 1: Nhận diện 5 tổn thương Gọi tên những tổn thương Những vết thương bên trong thường là những vết thương nguy hiểm và gây ra đau đớn nhất. Nhưng…
-
[Review Sách] Đọc vị tâm trí
Nếu đã chán ngán với những tình huống hư hư thực thực, những lời nói lập lờ nước đôi và những pha “quay xe” bất ngờ, cuốn sách “Đọc vị tâm trí” của Tiến sĩ David J. Lieberman sẽ giúp bạn. Ông chính là đồng tác giả của tựa sách “Đọc vị bất kỳ ai” từng bán được hàng triệu bản trên khắp thế giới. Bối cảnh và giá trị của sách “Yên tâm, tiền nong không phải là vấn đề” “Anh/em (Chị/em) quý nhau nên giúp nhau là chính/mới nói cho nhau đấy” “Nhìn tôi có giống như đang nói dối không?” “Sao cứ phải lăn tăn thế nhỉ?…
-
[Review Sách] Tiến trình thành nhân
Nhờ cuốn sách “Tiến trình thành nhân” của Carl R. Rogers mà tôi có thêm hiểu biết về trường phái Tâm lý học Nhân văn và liệu pháp Thân chủ trọng tâm. Tôi sẽ như thế nào Trong khoảnh khắc tiếp theo, Và tôi sẽ làm gì,, Là điều sinh ra từ khoảnh khắc hiện tại, Và không thể dự đoán trước được. – Carl R. Rogers Cuốn sách 450 trang này gồm có hai phần: Phần 1: Lý thuyết về tâm lý – trị liệu và sự trưởng thành của con người Phần 2: Ứng dụng vào những lĩnh vực khác nhau của đời…
-
[Review Sách] Tự học: Kiến tạo một hành trình học tập suốt đời
“Tự học: Kiến tạo một hành trình học tập suốt đời” của nhóm tác giả Hoàng Anh Đức, Hoàng Giang Quỳnh Anh, Hồ Tường Linh là cuốn cẩm nang bổ ích trên hành trình tự giáo dục. Cuốn sách có 255 trang và 08 chương, gồm: Chương 1: Cần gì tự học? Chương 2: Biết mình và hiểu mình? Chương 3: Tâm thế sẵn sàng cho việc học Chương 4: Quản lý hoạt động Chương 5: Quản trị tri thức Chương 6: Nâng cấp hiệu quả học tập Chương 7: Học tập cộng tác Chương 8: Phản tư Viết bài này với tâm thế “nếu muốn sẽ tìm cách,…
-
[Review Sách] Tâm lý dân tộc An Nam
“Tâm lý dân tộc An Nam” của Paul Giran là tác phẩm ghi chép về những đặc điểm tâm lý dân tộc An Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tôi nghĩ đây là một cuốn sách tham khảo thú vị, mang đến cùng lúc cả cơ hội suy ngẫm và phản biện cho người đọc. “Tâm lý dân tộc An Nam” ra đời nhằm mục đích phục vụ cho tầng lớp cai trị. Thời điểm (đầu thế kỷ XX, cụ thể là năm 1904) và bối cảnh (nhân danh “khai hóa văn minh”, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam) của cuốn sách này gắn với quá trình…
-
[Review Sách] Cho là nhận
Bộ sách “Cho là nhận” của Đại sư Tinh Vân gồm 04 cuốn. Mỗi cuốn lại bàn về những khía cạnh khác nhau trên hành trình nhập thế, xuất thế và quan trọng là làm người. Với tôi, đây là công trình thấm đẫm tinh thần “Phật giáo nhân gian”. Tôi tin rằng “cho – nhận” là khởi nguồn của rất nhiều mối quan hệ sơ giao trước khi trở thành thâm giao. Nhưng đôi lúc cũng vì “cho – nhận” mà giữa người với người trở nên tuyệt giao. Xã hội hiện đại càng văn minh thì việc “cho – nhận” lại càng khoác lên thêm nhiều lớp vỏ…
-
[Review Sách] Khởi hành – Lời khuyên sinh viên Việt Nam
Cuốn sách tập hợp những lời khuyên tâm huyết từ giáo sư John Vu (dịch giả Nguyên Phong) về hành trình trước khi vào đại học, trong khi học đại học và sau khi tốt nghiệp đại học dành tặng các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. “Khởi hành – Lời khuyên sinh viên Việt Nam” tập hợp từ những bài viết hướng dẫn cho sinh viên trên trang blog của giáo sư John Vu (science-technology.vn). Giáo sư John Vu còn có bút danh quen thuộc là Nguyên Phong với loạt sách phóng tác có chủ đề tâm linh, được không ít độc giả tìm đọc tại Việt Nam…