ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/xhikpfkn/public_html/wp-includes/l10n.php on line 838
https://nguyenphuhoangnam.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ [Nxb Tri thức] Hội thảo “Sách – Con đường tri thức”: Triển vọng tương lai - Hoàng Nam Blog
Giáo dục,  Kiến thức giáo dục

[Nxb Tri thức] Hội thảo “Sách – Con đường tri thức”: Triển vọng tương lai

Vào ngày 20/4/2021, tại Hội trường tầng 4, số 53 phố Nguyễn Du (Hà Nội), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã cùng với Nhà xuất bản Tri thức tổ chức hội thảo “Sách – Con đường tri thức”. Chương trình đã nhận được sự quan tâm và tham dự của Liên hiệp Hội Việt Nam; Đại diện các Hội thành viên; Các nhà khoa học; nhà xuất bản; dịch giả; độc giả; cộng tác viên của Nhà xuất bản Tri thức.

Tri thức là sự tiếp nối

Sách là kho tàng tri thức quý giá của nhân loại. Đọc sách là tìm ra và vận dụng những tri thức có trong sách để từng bước hoàn thiện phẩm chất, năng lực của con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh tri thức ngày càng trở nên phong phú, có nhiều cách tiếp cận mới như hiện nay, thì sách có phải là con đường duy nhất?

Với chủ đề “Sách – Con đường tri thức”, trong những giờ làm việc đầu tiên, buổi hội thảo đã tập trung làm rõ nhận định này.

Ở phần trình bày tham luận “Đọc sách là một phương thức tất yếu để làm giàu, phát triển đời sống tinh thần”, TS Phạm Văn Chung (cựu giảng viên Triết học thuộc Khoa Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội) đã khẳng định: “Tổng hợp, chung đúc, kết tinh tri thức, tinh thần là tất yếu của hoạt động con người và là đặc trưng cơ bản của Sách”. Do đó, theo ông: “Đọc sách là phương thức tất yếu để làm giàu và phát triển đời sống tinh thần con người.”

Quá trình đọc sách không những mang lại tri thức mà còn góp phần tôi luyện nên phẩm cách và khí chất của người đọc. Nhờ những trước tác hay, bao nhiêu thế hệ đã bước vào con đường tri thức để trở thành đội ngũ tri thức với nhiều đóng góp cụ thể cho sự đi lên của nước nhà.

Trong hành trình ấy, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Nhà xuất bản Tri Thức với chặng đường 16 năm qua. GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn (nguyên viện trưởng Viện Triết học) đã điểm lại các cuốn sách kinh điển thuộc dự án “Tủ sách tinh hoa Thế giới”- với sứ mệnh du nhập những tinh hoa tri thức và văn hóa của nhân loại về Việt Nam, như: Bàn về tự do (J.S.Mill), Thế giới như tôi thấy (A. Einstein), Tâm lý học đám đông (Gustave Le Bon), Émile hay là về giáo dục (Jean-Jacques Rousseau), Dân chủ và giáo dụcCách ta nghĩ(J.Dewey), Nguồn gốc các loài (Charle Darwin), v.v…Ông khẳng định sự ra đời của loạt tác phẩm đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm là thành quả của đội ngũ dịch giả có trình độ và tâm huyết đã đồng hành cùng Nhà xuất bản Tri thức bấy lâu nay.

Bàn về sách, là bàn về tri thức nền tảng cho sự sáng tạo trong đời sống. Để sáng tạo trở nên hữu ích, thì con người ta cần chịu khó kiên trì bên trang sách học hỏi kinh nghiệm mà tiền nhân để lại. Dù khoa học công nghệ kèm các phương tiện kĩ thuật số có đi xa đến đâu, thì sách vẫn là biểu tượng cho quá trình trao truyền và tiếp nối tri thức của nhân loại.

Những vấn đề đặt ra

Văn hóa đọc luôn là nét đặc trưng của một xã hội văn minh. Tuy nhiên, sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến mọi mặt đời sống xã hội đang khiến văn hóa đọc phải đối diện cùng lúc với thời cơ và thách thức.

Thời cơ ở đây là không gian, thị trường trực tuyến không giới hạn, với lượng độc giả dồi dào, nhu cầu phong phú. Bên cạnh loại hình sách giấy truyền thống, sự ra đời của sách điện tử và các cộng đồng trực tuyến về sách cũng góp phần không nhỏ phát triển văn hóa đọc. Các sàn thường mại điện tử, các hội sách (cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp) mang đến cơ hội tiếp cận sách thuận tiện với giá thành phải chăng hơn cho đối tượng độc giả ở mọi lứa tuổi.

Song song với đó là những thách thức: Đọc sách chưa thể trở thành thói quen trong gia đình, nhà trường và xã hội; sách phải cạnh tranh với các loại hình giải trí đa phương tiện khiến quỹ thời gian cho việc đọc ở xã hội hiện đại có nguy cơ bị thu hẹp; vấn nạn sách giả, sách lậu tồn tại bấy lâu nay; sự tràn lan của những dòng sách chạy theo nhu cầu thị trường; đội ngũ nhân sự, biên tập viên giàu kinh nghiệm chuyên môn tại các đơn vị phát hành sách còn mỏng.

Ths. Nguyễn Hữu Giới (Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam) bộc bạch: “Thú thực là người làm về thư viện, phục vụ văn hóa đọc ở Việt Nam đã hơn 30 năm, đôi lúc tôi cũng chạnh lòng khi thấy nhiều người Việt Nam ít có thói quen đọc sách báo, lại càng hiếm khi mua sách, thậm chí nhiều người còn thích khoe ‘tủ rượu’, ‘tủ giày’, mà trong nhà không có lấy một tủ sách hoặc giá sách. Thậm chí có người cả năm không đọc hết một cuốn sách (vì lí do bận công việc và nhiều lí do khác nữa!)”

Để chuyển hóa thực trạng này, chúng ta cần xác định phát triển văn hóa đọc là sứ mệnh chung của toàn xã hội. Bởi, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu với nền kinh tế tri thức là chủ đạo, thì giá trị từ thói quen đọc sách sẽ  góp phần quyết định trong quá trình hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Xu hướng phát triển

Hội thảo đã nhận được những ý kiến mang tính tích cực về triển vọng phát triển của sách và văn hóa đọc trong tương lai.

Trong phần phát biểu, ông Nguyễn Nguyên (Cục trưởng Cục Xuất Bản, In & Phát hành, Bộ Thông tin Truyền thông) nhấn mạnh: “Văn hóa đọc và hoạt động xuất bản có mối liên hệ hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Một đất nước có văn hóa đọc phát triển thì hoạt động xuất bản mới khởi sắc. Để thích ứng với thời cuộc, các đơn vị xuất bản  cần chủ động Hiện đại hóa – Chuyên nghiệp hóa – Xã hội hóa để ngày càng phục vụ độc giả tốt hơn.”

Đối với độc giả, để khai thác được tối đa lợi ích từ việc đọc sách, TS. Phạm Văn Chung cũng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: “Đọc sách cần có mục đích cụ thể, đọc sâu theo lối đọc nghiên cứu và cần kết hợp ghi chép trong quá trình đọc sách.”

Những thành tựu bước đầu từ chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam cũng cho thấy tín hiệu tích cực trong sự chuyển biến nhận thức về sách và thói quen đọc ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh nhận định về việc văn hóa đọc ở giới trẻ còn yếu, hội thảo cũng tiếp thu thêm những góc nhìn khách quan từ khách tham dự như: Giới trẻ có quan tâm đến sách, tuy nhiên chưa thể tìm thấy loại sách phù hợp; các đơn vị phát hành sách còn đang phải tìm phương cách cân đối giữa việc cho ra mắt những tác phẩm thuộc về nhu cầu của đại chúng và những tác phẩm chất lượng song kén người đọc.

Do đó, tìm ra loạt nguyên nhân để chủ động đề xuất giải pháp phù hợp với hoàn cảnh là thách thức song cũng là cơ hội để các đơn vị xuất bản sách tự hoàn thiện, phát triển và lan tỏa tri thức đến độc giả tốt hơn.

* Bài đăng trên Tạp chí Gia đình & Trẻ em

 

 

 

 

Xin chào! Tôi là một người bạn giản dị. Tôi thích đọc sách, viết lách và gắn bó với giáo dục.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *